Mất phanh là khái niệm để chỉ hệ thống phanh của xe không hoạt động từ đó làm mất khả năng giảm tốc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất phanh mà người điều khiển xe ô tô cần nắm vững để phòng tránh kịp thời, giảm thiểu rủi ro khi gặp phải.
Các nguyên nhân dẫn đến mất phanh.
Mất phanh do hao mòn cơ khí.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến mất phanh chính là hao mòn các chi tiết liên quan đến cụm phanh từ đó phanh hoạt động không hiệu quả. Các bộ phận hao mòn thường gặp là má phanh, đĩa phanh hoặc dầu phanh bị hết, bị biến chất. Đối với các dòng xe sử dụng tang trồng thì bộ phận hao mòn có thể là guốc phanh, lò xo ...

Mất phanh do quá nhiệt hệ thống phanh.
Sử dụng phanh liên tục do đổ dốc quá dài có thể làm hệ thống phanh quá nóng ở các bộ phận như má phanh, piston đẩy hoặc đỉa phanh nóng lên, dầu phanh quá nóng... Hiện tượng này dễ xẩy ra nếu xe không được bảo dưỡng, thay thế linh kiện định kỳ.
Nếu đĩa phanh quá nòng thì cách tốt nhất là nên cho xe dừng lại nghĩ ngơi chờ nguội rồi đi tiếp. Lưu ý không nên dội nước trực tiếp vào phanh để làm mát vì việc làm như vậy dễ làm cong vênh đĩa phanh do việc thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Trong trường hợp đường ống dầu phanh bị xì thì cách tốt nhất nên sửa chữa, thay thế đường ống và tra lại dầu phanh tại các gara ô tô uy tín.

Cách phòng tránh mất phanh.
Để tránh tình trạng mất phanh do quá nhiệt thì người điều khiển không nên đạp phanh liên tục trong thời gian dài, nhất là khi xe đang đổ đèo. Người điều khiển có thể dùng kỹ năng nhấp nhả phanh liên tục để hệ thống được làm mát bằng gió tự nhiên.
Ngoài ra, người điều khiển nên phân bổ thời gian nghỉ hợp lý trên hành trình khoảng 5-10p trên mỗi 1-2h vận hành để hệ thống phanh và máy móc được làm mát tự nhiên sau đó mới di chuyển tiếp. Kỹ năng hãm xe khi đổ đèo dốc bằng hộp số cũng rất cần thiết để giảm tải cho hệ thông phanh. Về số thấp đi với tốc độ an toàn là cách tốt nhất để kết hợp giữa phanh và hộp số từ đó không gây áp lực quá lớn lên hệ thống phanh.